Giáo dục STEM – xu hướng toàn cầu
Xuất hiện lần đầu tại Mỹ, quốc gia đi đầu trong ngành giáo dục hiện đại, Thuật ngữ STEM ra đời từ những bộc lộ yếu kém về kiến thức cũng như khả năng vận dụng vào thực tế của nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao.
Lịch sử phát triển của thế giới là sự thay đổi và thích nghi. Sự thay đổi nào cũng sẽ giữ lại những thứ thích nghi và đào thải những thứ không thích nghi. Rồi sẽ sao khi thế giới thay đổi liên tục, nhiều ngành nghề mới ra đời, nhiều ngành nghề bị đào thải, đòi hỏi nhân lực lao động có tài “thiên biến vạn hóa” trước biến động nhanh và đầy bất ngờ. Chính vì vậy, đòi hỏi của giáo dục thời đại phải xóa bỏ giới hạn giữa lý thuyết hàn lâm và vận dụng thực tiễn – điều mà cả thế giới chúng ta đều cần tới.
Các cuộc cách mạng công nghiệp qua các thời kì
STEM được viết tắt của các từ Science (khoa học), Technology (công nghệ), Engineering (kỹ thuật) và Math (toán học). Mô hình giáo dục STEM về bản chất được hiểu là trang bị cho người học những kiến thức và kỹ năng cần thiết liên quan đến 4 lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học. Các kiến thức và kỹ năng này phải được tích hợp, lồng ghép và bổ trợ cho nhau giúp học sinh không chỉ hiểu biết về nguyên lý mà còn có thể áp dụng để thực hành và tạo ra được những sản phẩm trong cuộc sống hàng ngày.
Mô hình Giáo dục STEM
Sự khác biệt lớn nhất giữa STEM và các mô hình giáo dục thông thường, điều làm cho giáo dục STEM trở nên phổ biến trên thế giới là khả năng xóa bỏ khoảng cách giữa kiến thức trên sách vở và ứng dụng thực tiễn. Giáo dục đi kèm với thực tế đã dần thay đổi so với giáo dục truyền thống gò bó và áp lực với học sinh - Điều mà cả thế giới đều đang cố gắng đạt được.
Sự tiếp cận đến toàn thế giới, Mỹ, Canada, Brazil,… châu Âu tiêu biểu có Anh, Pháp, Đức,…, châu Á có Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Qatar,… STEM đã chứng tỏ sức mạnh lan tỏa toàn cầu của mình là không giới hạn. Phải chăng STEM đang trở thành cuộc cách mạng thay đổi nền giáo dục thế giới.
Tại Việt Nam, hiểu được xu thế phát triển của thế giới, tháng 5/2017 Thủ tướng chính phủ đã kí chỉ thị mới với nội dung như sau " Cần tập trung thúc đẩy đào tạo về Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Toán học, Ngoại Ngữ, Tin Học trong giáo dục phổ thông". Ngoài ra, Thủ tướng yêu cầu bộ Giáo Dục và Đào Tạo thúc đẩy chủ yếu đào tạo các môn giáo dục STEM với mục đích đưa thế hệ trẻ phát triển theo xu hướng của thế giới.
Tham quan mô hình STEM: trồng rau thủy canh của HS THPT
Kiến thức khô khan sẽ được thay đổi dần dần, trở thành những bài giảng sáng tạo, thực tế. Học sinh sẽ được nhìn tận mắt và làm những điều mình thích từ đó kích thích hứng thú học hơn. Các em sẽ được phát huy thế mạnh của bản thân với các lĩnh vực riêng để cùng giải quyết chung vấn đề thực tiễn đặt ra. Với công cuộc cải cách giác dục STEM ở Việt Nam như vậy thì chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng nền giáo dục Việt Nam có thể những bước tiến vượt bậc.
Tham gia giáo dục STEM trong tiết học, lớp học
STEM không phải vấn đề phức tạp, cần kinh phí lớn, điều kiện hiện đại mà chúng ta hoàn toàn có thể tận dụng những cơ sở vật chất sẵn có của mỗi trường để có hoạt động dạy học phù hợp. STEM là dạy học sáng tạo nên các thầy cô cũng cần sáng tạo để đưa STEM đến học sinh một cách gần gũi và dễ thực hiện với điều kiện thực tế địa phương. Tuy nhiên dạy học STEM chỉ là một trong những hoạt động trong khuôn khổ của giáo dục trải nghiệm, không thể coi STEM là tất cả mà bỏ qua các phương pháp dạy học hiệu quả khác, hay coi nhẹ dạy các môn học xã hội, nhân văn hoặc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Mỗi phương pháp đều có ưu và nhược điểm nhất định đòi hỏi các thầy cô áp dụng linh hoạt với đối tượng cụ thể, điều kiện thực tế để đạt hiệu quả giáo dục cao nhất: tạo ra đội ngũ lao động sáng tạo, thích nghi tốt với xã hội.
Thực hiện: Phạm Thị Thùy Linh
Duyệt: DangNguyen
Bình luận :