Giải pháp để sử dụng và bảo quản tốt hơn cơ sở vật chấtvà trang thiết bị trong nhà trường.
Sử dụng hiệu quả và bảo quản tốt cơ sở vật chất cũng như trang thiết bị trong nhà trường là một vấn đề quan trọng được nhiều trường học quan tâm và thực hiện bởi nó không chỉ góp phần nâng cao nâng cao chất lượng dạy và học mà nó còn đóng góp vào việc giảm bớt kinh phí đầu tư cho trang thiết bị hàng năm nếu chúng bảo quản tốt cơ sở vật chất. Chính vì những lí do trên nên tổ Ngoại Ngữ có một số ý kiến đề xuất nhằm giúp việc sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất và trang thiết bị trong nhà trường đạt hiệu quả hơn.
Đối với Ban Giám Hiệu
- Đầu năm học phó hiệu trưởng phụ trách cơ sở vật chất phối hợp với tổ trưởng chuyên môn, Đoàn Thanh niên, Công Đoàn, cán bộ thư viện, kế toán, giáo viên của trường lập kế hoạch sử dụng, phát triển và bảo quản cơ sở vật chất của trường trong năm học.
- Phối hợp với các tổ chức đoàn thể, tổ chuyên môn tăng cường giáo dục ý thức giữ gìn tài sản chung của trường, lớp bằng nhiều hình thức như: trong các buổi sinh hoạt đầu tuần, buổi chủ nhiệm, các hoạt động ngoại khóa, các phong trào, các buổi sinh hoạt của Đoàn Thanh niên, sinh hoạt chuyên môn của tổ.
Đối với bộ phận phụ trách thiết bị dạy học:
- Phải có sổ theo dõi thiết bị, sổ mượn. Định kỳ hàng tháng có kiểm tra đánh giá việc sử dụng thiết bị dạy học trong giảng dạy
- Quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học trong các hoạt động nhà trường. Tham mưu với Hiệu trưởng nhà trường về việc khai thác sử dụng, bảo quản, tu sửa, mua sắm mới, tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học
- Trao quyền quản lý, sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học cho các cá nhân chịu trách nhiệm ở các phòng chức năng: các phòng thực hành, thiết bị, thư viện, phòng làm việc, tài sản công nói chung
- Phối hợp với các tổ chuyên môn để chỉ đạo thực hiện, đánh giá công tác sử dụng thiết bị dạy học, thực hành của giáo viên bộ môn trong Tổ.
Đối với tổ hành chính:
- Thực hiện công tác kế toán tài chính cơ quan theo đúng quy định Nhà nước, thực hiện cơ chế tự chủ tài chính cơ quan qua quy chế chi tiêu nội bộ, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong nhà trường
- Thực hiện công tác kế toán tài sản cơ sở vật chất cơ quan trên các hồ sơ tài sản nhà trường, thực tế để khai thác sử dụng có hiệu quả tài sản được giao, quản lý bảo quản sử dụng, đề xuất tham mưu mua sắm, bổ sung, trang bị mới nếu cần thiết.
Đối với ban chuyên môn và các tổ chuyên môn:
- Phối hợp với bộ phận cơ sở vật chất nhằm trang bị, sử dụng CSVC, thiết bị, đồ dùng dạy học phục vụ tốt cho các hoạt động chuyên môn
- Các tổ chuyên môn lên kế hoạch sử dụng, bảo quản và đề xuất mua sắm bổ sung thiết bị, đồ dùng dạy học ngay từ đầu năm học. Tổ trưởng phối hợp kiểm tra, đôn đốc việc sử dụng, bảo quản CSVC, thiết bị, đồ dùng dạy học của bộ môn mình nếu có
- Tổ chuyên môn quy định cho giáo viên khi lên kế hoạch bài giảng đối với mỗi bài dạy, chuyên đề mình phụ trách phải có kế hoạch về thiết bị dạy học phục vụ cho bài giảng đó. Việc sử dụng thiết bị dạy học phải đúng mục địch của bài giảng, của môn học, không được lạm dụng.
Đối với tổ chức đoàn thể:
- Phối hợp với bộ phận cơ sở vật chất việc sử dụng và bảo quản CSVC, thiết bị, đồ dùng cần thiết trong các hoạt động của Công đoàn, Đoàn thanh niên
- Đoàn trường thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc bảo quản tài sản nhà trường của học sinh; giữ gìn vệ sinh, môi trường sáng, xanh, sạch, đẹp
- Công đoàn động viên Công đoàn viên sử dụng, bảo quản tốt CSVC, thiết bị, đồ dùng dạy học
Trên đây là những ý kiến của tổ Ngoại Ngữ về giải pháp để sử dụng và bảo quản tốt hơn cơ sở vật chất và trang thiết bị trong nhà trường. Rất mong nhận được sự quan tâm và đóng góp các ý kiến khác để bản tham luận của tổ Ngoại Ngữ được hoàn thiện hơn.
Trân trọng cảm ơn.
Nguyễn Hữu Nội
Bình luận :